b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (quyền chính trị cơ bản được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 54). Đối tượng của tội phạm này là hành vi của người đi bầu cử, người ứng cử. Khi bị tội phạm tác động, hành vi của người đi bầu cử, ứng cử bị lệch lạc so với các quy định về các quyền này được Hiến pháp và pháp luật có liên quan ghi nhận.
- Khách quan:
Người phạm tội có những hành vi sau:
+ Lừa gạt người khác là hành vi cố ý làm cho người khác mắc sai lầm hoặc có tin nhầm để nghe theo mình, có lợi cho mình và có hại cho người khác. Trong trường hợp này, người phạm tội dùng mọi thủ đoạn lừa gạt làm cho người khác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ các quyền bầu, ứng cử của mình.
+ Mua chuộc là dùng tiền, lợi ích vật chất, tinh thần để lôi kéo người khác làm theo ý mình và thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền bầu, ứng cử.
+ Cưỡng ép là hành vi dùng quyền lực hăm doạ, dùng vũ lực hay lợi thế kinh tế ép buộc người khác không thực hiện đúng hoặc đầy đủ quyền bầu, ứng cử của mình.
+ Bất kỳ thủ đoạn nào cản trở việc thực hiện bầu cử hoặc quyền ứng cử của công dân. Đây là những hành vi ngoài ba hành vi kể trên nhưng vẫn có khả năng khiến cho người khác thực hiện không đúng hoặc không đủ quyền bầu, ứng cử của mình.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi kể trên, không cần phát sinh hậu quả.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi này nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân sẽ bị truy cứu theo tội phạm tương ứng (các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia). Trong trường hợp người phạm tội do thiếu năng lực, không hiểu biết pháp luật mà vô tình làm ảnh hưởng đến quyền bầu, ứng cử của người khác thì không phạm tội này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội này).
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của người khác không có các tình tiết định khung tăng nặng nói tại khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
- Khung 2: xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của người khác thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 2 năm:
¾ Có tổ chức.
¾ Lợi dụng chức vụ quyền hạn.
¾ Gây hậu quả nghiêm trọng.
Những tình tiết định khung này có thể được áp dụng tương tự như hậu quả trong các tội phạm trước của chương này. Bên cạnh đó, nếu do hành vi xâm phạm quyền này mà kết quả bầu cử không được tính, phải tổ chức bầu cử lại một phần hoặc toàn bộ cũng được xem là hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội