Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 Bộ luật hình sự)
Thứ hai - 02/06/2014 04:17
a. Định nghĩa: Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người quản lý tài sản. Đối tượng của tội phạm này là chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản và tài sản.
- Khách quan:
Người phạm tội có hai loại hành vi là: đe doạ “sẽ” dùng vũ lực (không “tức khắc” như tội cướp tài sản) hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Dù thế nào đi nữa thì hành vi đe doạ hay thủ đoạn khác cũng chưa đến mức khiến chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản bị tê liệt ý chí kháng cự. Nhìn chung, người bị hại có thể không giao nộp tài sản nếu không muốn (có thể đi báo cơ quan Nhà nước, tìm cách khác…mà không cần giao tài sản ngay). Tuy nhiên, do lo sợ đến sự an nguy của mình, người thân mình nên người quản lý tài sản phải nộp tài sản. Đó là dấu hiệu phân biệt giữa tội này với tội cướp tài sản. Tài sản trong tội phạm này có thể là hiện vật, giấy tờ có giá trị hay chữ ký trị giá được bằng tiền. Đây là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức nên tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi đe doạ “sẽ” dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, không cần người phạm tội đã chiếm được tài sản hay chưa.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản) là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Mục đích này có thể hình thành trước, trong khi hành vi đe doạ “sẽ” dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác.
- Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, 3 và 4 Điều này.
c. Hình phạt chia thành 4 khung:
- Khung 1: cưỡng đoạt tài sản không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Khung 2: cưỡng đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
¾ Có tổ chức.
¾ Có tính chất chuyên nghiệp.
¾ Tái phạm nguy hiểm.
¾ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Khung 3: cưỡng đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
¾ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 4: cưỡng đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
¾ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; ¾ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với các tình tiết định khung tại các khoản 2, 3, 4 của Điều này, chúng ta có thể tham khảo nội dung đã được phân tích ở tội cướp tài sản.
Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chúng tôi trên mạng xã hội