- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án.
Các hành vi này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: tự viết lời khai của bị can theo hướng gỡ tội hoặc buộc tội; thêm, bớt lời khai của những người tham gia tố tụng khác theo hướng gỡ tội hoặc buộc tội bị can, bị cáo; bỏ ra ngoài những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩ cho việc buộc tội, gỡ tội; thay đổi, huỷ, làm hư hỏng chứng cứ có ý nghĩa quyết định trong vụ án; bất kỳ hành vi nào liên quan đến việc làm sai lệch nội dung chứng cứ, tài liệu.
Tội phạm hoàn thành từ khi chủ thể có một trong những hành vi nêu trên, rõ ràng là không phù hợp với tính khách quan của vụ án, không cần hậu quả.
- Chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội nhưng có ý nghĩa khi xem xét khi quyết định hình phạt. Mục đích của người phạm tội là làm cho việc xét xử không đúng với những tình tiết khách quan của vụ án, theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho bị cáo, đương sự, những người có liên quan khác trong vụ án. Tuy nhiên, mục đích cũng không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
Toà án, nhân viên tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
b. Hình phạt chia làm 3 khung:
- Khung 1: làm sai lệch hồ sơ vụ án, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5
năm.
- Khung 2: làm sai lệch hồ sơ vụ án thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Khung 3: làm sai lệch hồ sơ vụ án gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội